DANH MỤC SẢN PHẨM

Thủ tục về nhà mới chuẩn nhất 2021

Theo quan niệm từ xưa đến nay của người Việt Nam, có thì khi chuyển nhà hoặc dọn vào nhà mới. Chúng ta cần thực hiện thủ tục về nhà mới đầy đủ, đúng và phù hợp. Để từ đó có thể mang lại may mắn, bình an và những điều tốt đẹp cho gia chủ trong ngôi nhà mới này. Tuy nhiên, thủ tục này như thế nào, cách thực hiện, và những lưu ý cần nắm rõ không phải ai cũng biết.

Thủ tục về nhà mới chuẩn nhất 2021

Chính vì vậy, trong bài viết này chúng ta sẽ cùng tìm hiểu những thông tin về thủ tục về nhà mới. Hãy cùng theo dõi bài viết để có cho mình những thông tin hữu ích về thủ tục này. Để có thể thực hiện đúng và mang lại những điều tốt đẹp cho bạn trong ngôi nhà mới của mình.

Xem thêm:

>> Những điều cần biết khi về nhà mới?

>> Về nhà mới cần chuẩn bị những gì để tốt cho phong thủy?

>> Những điều kiêng kỵ khi về nhà mới mà gia chủ cần lưu ý

Thủ tục về nhà mới là gì?

Thủ tục về nhà mới hay còn được gọi là nhập trạch. Đây là một phong tục để gia chủ thông báo và " ra mắt" các vị thần linh, Thổ Địa tại ngôi nhà mới. Để họ biết được sự hiện diện của bạn và biết được bạn sẽ là người sinh sống trong căn nhà này ở thời gian sắp tới. Để có thể che chở, phù hộ mang lại may mắn và bình an cho gia đình. Đây đã trở thành một trong những tục lệ không thể thiếu của người Việt Nam mỗi khi dọn nhà, chuyển nhà.

Ý nghĩa của thủ tục về nhà mới?

Không phải tự nhiên mà thủ tục về nhà mới được ra đời. Bởi từ lâu Theo quan niệm của ông bà ta ngày xưa, thì ở đâu cũng sẽ có người cai quản, trông coi. Chính vì vậy, việc làm thủ tục  về nhà mới, sẽ là một cách thông báo, chào hỏi các vị thần linh, Thổ Địa tại nhà mới. Để họ biết được sự có mặt của bạn và che chở, mang lại bình yên cho gia đình bạn.

Bên cạnh đó, thủ tục này còn có ý nghĩa thông báo đến tổ tiên, ông bà, những người đã khuất trong gia đình về việc chuyển chỗ ở. Để họ có thể đến và phù trợ cho công việc, cuộc sống của gia chủ tốt đẹp hơn.

Hướng dẫn các thủ tục cúng về nhà mới?

Để có thể thực hiện thủ tục về nhà mới, chúng ta cần chuẩn bị một số điều như sau.

Những điều cần chuẩn bị khi về nhà mới?

Chọn ngày về nhà mới (ngày nhập trạch) phù hợp

Một trong những yếu tố quan trọng trong thủ tục về nhà mới. Đó chính là chọn ngày về nhà mới.  Để có thể lựa chọn được ngày thích hợp, bạn cần lưu ý chọn ngày quy tụ các yếu tố như sau: Hãy lựa chọn ngày hoàng đạo, lựa chọn ngày thuận lợi với gia chủ, lựa chọn ngày phù hợp với mệnh và tuổi của gia chủ.

Thủ tục về nhà mới chuẩn nhất 2021

Bạn có thể chọn ngày phù hợp thông qua lịch, Hoặc nếu muốn chắc chắn Bạn có thể tìm đến các thầy sư để xin ngày phù hợp.

Chuẩn bị lễ vật đầy đủ

Về mâm cúng để dọn vào nhà mới, thì ra chủ cần chuẩn bị 3 mâm chính. Đó là mâm (đĩa) hoa quả, mâm hương hoa và mâm thức ăn. Tùy vào điều kiện của mỗi gia đình, bạn có thể lựa chọn lễ vật cúng khác nhau. Không nhất thiết phải quá sang trọng, đắt đỏ thì mới thể hiện được lòng thành. Bởi quan trọng nhất là sự chân thành và lòng thành bạn đặt vào khi tiến hành nghi lễ cúng.

Chuẩn bị văn khấn

Về văn khấn khi dọn vào nhà mới, thì sẽ có hai bản là văn khấn thần linh và văn khấn tổ tiên. Lưu ý là bài văn khấn thần linh cần được đọc trước bài văn khấn tổ tiên. Trong bài văn khấn sẽ thể hiện rõ mong muốn, mong ước của gia chủ. Đồng thời, thông báo việc dọn đến ở và xin phép di dời bàn thờ tổ tiên. Gia chủ cần đọc bài văn khấn một cách rõ ràng, liền mạch và thành tâm nhất.

Chuẩn bị một số vật phẩm khác

Bên cạnh việc chuẩn bị những lễ vật trong quá trình cúng dọn nhà mới, thì gia chủ cần chuẩn bị một số đồ vật như sau:

Bếp than hoặc bếp ga (có thể dùng bếp ga du lịch) để trước cửa chính ra vào

Mỗi thành viên cần cầm một vật dụng trong gia đình khi bước vào nhà mới như: chổi, bếp gas, bếp dầu,...

Thủ tục về nhà mới chuẩn nhất 2021

Hướng dẫn cách cúng cụ thể khi dọn về nhà mới

Việc đầu tiên khi đến nhà mới, đó là gia chủ cần đốt lò than (bật bếp ga) ngay vị trí trước cửa nhà.

Ngay khi đến nhà mới, cần bày biện các lễ vật cúng vào mâm để tiến hành lễ cúng vào nhà mới.

Chủ nhà sẽ cầm một lư hương và bước qua lò than vào nhà (chân trái bước trước, chân phải bước sau)

Sau đó, các thành viên khác sẽ lần lượt đi vào và trên tay mỗi người bắt buộc phải cầm những đồ cúng còn lại, hai vật dụng như chổi, bếp. Không ai được đi tay không.

Sau khi đã bước vào nhà bạn nên bật hết tất cả đèn và mở cửa sổ. Để không khí có thể vào nhà và " kiến thức" ngôi nhà.

Một thành viên trong gia đình sẽ sắp xếp lại bàn thờ gia tiên, bàn thờ Thổ địa thần tài và bày biện mâm cúng ở giữa nhà, theo hướng hợp tuổi, mệnh của gia chủ.

Một người đại diện có thể là thầy cúng hay bất cứ thành viên nào trong gia đình. Sẽ đứng ra để đọc văn khấn và cúng. Các thành viên còn lại trong gia đình sẽ đứng nghiêm trang để cúng.

Trong thời gian chờ nhang tàn, gia chủ sẽ bắc một ấm nước và đun sôi để pha trà. Trà này sẽ dùng để cúng tổ tiên và cho người nhà thưởng thức. Mang đến ý nghĩa lan tỏa và mang đến sức sống mới cho căn nhà.

Tiến hành hóa tiền vàng, khi cháy hết thì lấy rượu rưới lên tàn tro.

Bạn nên giữ lại ba hũ muối, gạo và nước dùng trong quá trình cúng. Để sau này có thể để trên bàn thờ ông Táo, như tượng trưng cho sự ấm no, đầy đủ.

Đến bước này bạn đã hoàn thành quá trình cúng vào nhà mới và có thể sắp xếp đồ đạc theo ý muốn của mình.

Với những thông tin từ bài viết thông tin cần biết về thủ tục về nhà mới. Mong rằng, bạn đọc sẽ có cho mình những thông tin hữu ích, chính xác. Để giúp quá trình dọn vào nhà mới mang lại may mắn, bình an và hạnh phúc cho gia đình bạn.

Để tìm hiểu thêm các bài viết về phong thủy, thủ tục nhập trạch, bạn có thể vào trang website Đồ Gỗ Mỹ Nghệ Nguyễn Gia và có được những thông tin mới nhất cho mình.

Mỹ nghệ Nguyễn Gia – Lưu giữ tinh hoa làng nghề Việt

Thông tin liên hệ:

Đồ gỗ mỹ nghệ Nguyễn Gia

Điện thoại - Zalo: 08.5555.1618 - 0968.830.758

Fanpage: Đồ gỗ mỹ nghệ Nguyễn Gia

Email: dogomynghenguyengia@gmail.com

Cửa hàng (Đỗ được ô tô):  Số 1 Ngõ Trạm y tế P. Kiến Hưng - Đa Sỹ - Kiến Hưng - Hà Đông - Hà Nội

Xưởng s/x 1: Tân Dân - Phú Xuyên - Hà Nội

Xưởng s/x 2: Chuyên Mỹ - Phú Xuyên - Hà Nội

Xưởng s/x 3: Hương Mạc - Từ Sơn- Bắc Ninh

Xưởng s/x 4: Nhị khê - Thường Tín - Hà Nội

Xưởng s/x 5: Dư Dụ - Thanh Oai - Hà Nội

Bài viết liên quan

Tìm kiếm