DANH MỤC SẢN PHẨM

Sự tích ông Địa và tục thờ cúng ông Địa

Việc thờ cúng các vị Thần linh luôn được người Việt Nam chú trọng, bởi họ là những vị thần mang đến may mắn, bình an và những điều tốt đẹp cho cuộc sống.

Sự tích ông Địa và tục thờ cúng ông Địa

Trong đó, ông Địa là một trong những vị Thần rất được tôn thờ, và coi trọng hiện nay. Tuy nhiên không phải ai cũng nắm rõ thông tin về vị thần này. Chính vì vậy trong bài viết dưới đây chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về sự tích ông Địa và những thông tin liên quan. Đừng bỏ lỡ để có được thông tin hữu ích về vị thần này nhé.

Xem thêm:

>> Cách đặt ông địa thần tài đúng vị trí để mang về may mắn và tài lộc

>> Trái cây cúng ông Địa Thần Tài thế nào là đầy đủ?

>> Cách đặt cóc ngậm tiền trên bàn thờ Thần tài

Ông Địa có sự tích như thế nào?

Từ xưa đến nay người Việt Nam luôn lấy nông nghiệp làm chủ đạo cho việc phát triển kinh tế. Chính vì vậy mà đất đai có tốt không, có thuận lợi cho việc phát triển nông nghiệp hay không có vai trò rất quan trọng. Do đó mà Thổ Địa hay còn được gọi là Thần Đất rất được coi trọng và thờ phụng.

Đặc biệt là ở khu vực miền Nam, khi đất đai còn hoang sơ, toàn là rừng cây, sông suối,... thì việc cần có một vị thần cai quản đất đai là điều cần thiết. Nhằm đảm bảo việc sử dụng đất được thuận lợi hơn. Giúp con người có được cuộc sống ấm no, hạnh phúc, bình an hơn.

Về hình tượng của Thổ Địa thì theo ghi chép lại thì công là người ở độ tuổi trung niên, có vóc dáng mập mạp, bụng lớn, vú lớn, khuôn mặt luôn nở một nụ cười thoải mái, hả hê, tay cầm quạt, tay cầm điếu thuốc lá,...Mang đến vẻ ngoài rất hào sảng, phóng khoáng. Cũng chính vì vậy theo nhiều người cho rằng ông là một vị thần hài hước, và mang đậm tính cách của con người miền Nam.

Theo như sự tích ông Địa kể rằng, trước đây ông cũng là người có chiếc bụng bình thường như mọi người. Nhưng thuở nhỏ đã kết thân với Hà Bá, nhưng trong một lần đùa giỡn và lừa Hà Bá mà bị đạp xuống kênh, vì nước kênh vào quá nhiều nên bụng ông ngày càng to lớn hơn, để đến mức căng tròn như bật giờ.

Trải qua thời gian dài, câu chuyện về nguồn gốc của ông Địa cũng có nhiều thay đổi khác nhau. Nhưng dù thế nào thì đối với những người khu vực Nam Bộ, ông Địa vẫn là một vị thần mang lại may mắn bình an, tài lộc. Đồng thời giúp cho gia đình hòa thuận, bình an và luôn hạnh phúc.

Vì sao tượng ông Địa được thờ phụng?

Như đã nói ở trên do quan niệm tín ngưỡng của người dân Nam Bộ, nên ông Địa luôn được coi trọng và thờ cúng. Ông được quan niệm là người cai quản, bảo vệ đất đai, ruộng vườn, nhà cửa tránh những thế lực xấu xâm hại. Bên cạnh đó ông còn giúp rước Thần Tài đến nhà, giúp cho gia chủ có được công việc làm ăn kinh doanh, buôn bán trở nên thuận lợi, giàu có và có của dư nhiều hơn.

Sự tích ông Địa và tục thờ cúng ông Địa

Ông còn là người luôn mang đến may mắn, bình an cho những người lương thiện, bảo vệ gia đình trước tà ma, những điều xấu, tiểu nhân. Giúp gia đình bạn hạnh phúc, hòa thuận và tránh được những cuộc cãi vã, mâu thuẫn không đáng có. Chính vì vậy mà ông rất được thờ phụng từ xưa đến nay. Và luôn là “người bạn đồng hành” với Thần Tài. Vì vậy rất dễ hiểu khi ở đâu có bàn thờ ông Địa, bạn cũng có thể thấy có Thần Tài.

Cách đặt tượng ông Địa đúng và cách thờ cúng ông Địa?

Để có thể giúp việc thờ cúng ông Địa mang lại hiệu quả phong thủy tốt, bạn cần biết cách đặt tượng phù hợp. Cũng như các thờ cúng đúng để Thần có thể hỗ trợ bạn trong công việc, cuộc sống. Cụ thể:

Tượng ông Địa cần được đặt ở vị trí dưới đất, hướng ra cửa chính, nơi có nhiều ánh sáng. Bởi ông Địa là Thần Đất, nên chỉ khi để dưới đất mới giúp Thần hút được năng lượng, và phát huy khả năng phong thủy.

Sự tích ông Địa và tục thờ cúng ông Địa

Cần đặt tượng ông Địa chung với tượng Thần Tài ở trên bàn thờ được đặt dưới đất. Đây là hai vị thần luôn đi cùng với nhau và hỗ trợ nhau nhiều trong phong thủy.

Cần thường xuyên lau chùi bàn thờ ông Địa, sắp xếp mọi thứ ngay ngắn, gọn gàng. Đồng thời vị trí đặt bàn thờ cũng cần đảm bảo sạch sẽ, mát mẻ. Bởi Thần không thích những nơi không sạch sẽ.

Về cách cúng Ông Địa thì ông rất thích uống cà phê, trà , hút thuốc. Chính vì vậy mà người ta quan niệm rằng mỗi buổi sáng chỉ cần cúng cho ông một ly cà phê đen nhỏ, pha một ấm trà, châm một điếu thuốc là được. Bên cạnh đó, tùy vào các dịp lễ cúng Thần Tài khác nhau mà lễ vật và cách cúng cũng sẽ có sự khác nhau đối với ông Địa.

Ông Địa là người luôn đồng hành cùng Thần Tài, là một vị thần lương thiện, mang lại bình an, giúp giữ đất, giữ nhà cho gia chủ tránh khỏi những ảnh hưởng xấu.

Mong rằng qua  bài viết này, bạn đọc sẽ nắm được thông tin về Ông Địa, cũng như sự tích ông Địa. Giúp cho việc thờ cúng được hiệu quả hơn. Nếu có nhu cầu tìm mua tượng ông Địa thì bạn có thể liên hệ với Đồ Gỗ Mỹ Nghệ Nguyễn Gia để được tư vấn và lựa chọn mẫu tượng phù hợp nhất.

Mỹ nghệ Nguyễn Gia – Lưu giữ tinh hoa làng nghề Việt

Thông tin liên hệ:

Mỹ nghệ Nguyễn Gia

Điện thoại - Zalo: 08.5555.1618

Fanpage: Mỹ nghệ Nguyễn Gia

Email: dogomynghenguyengia@gmail.com

Cửa hàng (Đỗ được ô tô):  Số 1 Ngõ Trạm y tế P. Kiến Hưng - Đa Sỹ - Kiến Hưng - Hà Đông - Hà Nội

Xưởng s/x 1: Tân Dân - Phú Xuyên - Hà Nội

Xưởng s/x 2: Chuyên Mỹ - Phú Xuyên - Hà Nội

Xưởng s/x 3: Hương Mạc - Từ Sơn- Bắc Ninh

Xưởng s/x 4: Nhị khê - Thường Tín - Hà Nội

Xưởng s/x 5: Dư Dụ - Thanh Oai - Hà Nội

Bài viết liên quan

Tìm kiếm