DANH MỤC SẢN PHẨM

Nhập trạch là gì?

Từ xưa đến nay thì nhập trạch được biết đến là một nghi lễ rất quen thuộc của người Việt Nam. Và không thể thiếu trong quá trình dọn về nhà mới  của mỗi gia đình. Đây là phong tục thể hiện mong muốn may mắn, bình an, hạnh phúc của gia đình khi dọn vào nhà mới.

Nhập trạch là gì?

Tuy nhiên hiện nay có rất nhiều người vẫn thắc mắc về Nhập trạch là gì? Ý nghĩa của Nhập trạch là gì? Và cách thực hiện nhập trạch như thế nào? Để giúp bạn giải đáp những thắc mắc này, trong bài viết dưới đây chúng ta sẽ cùng tìm hiểu những thông tin xoay quanh về phong tục nhập trạch. Hãy cùng theo dõi bài viết để có cho mình những thông tin hữu ích về phong tục phổ biến mày nhé.

Xem thêm:

>> Những điều cần biết khi về nhà mới?

>> Về nhà mới cần chuẩn bị những gì để tốt cho phong thủy?

Nhập trạch là gì?

Nhập trạch là một từ Hán, có ý nghĩa là vào nhà. Điều này có nghĩa nhập trạch chính là dọn vào nhà mới. Theo như quan niệm xa xưa của người Việt Nam, thì nhập trạch được xem là một cách " đăng ký hộ khẩu" với các vị thần linh trông coi khu vực. Đồng thời cũng là một cách thông báo về sự có mặt của bạn tại ngôi nhà mới này. Đây là một phong tục rất lâu đời và quen thuộc với người dân Việt Nam. Và là một trong những nghi lễ không thể thiếu trong gia đình khi dọn về nhà mới.

Ý nghĩa của Nhập trạch là gì?

Như đã nói ở trên thì theo quan niệm dân gian, ở mỗi vùng đất, mỗi ngôi nhà sẽ có vị thần cai quản khác nhau. Chính vì vậy, lễ nhập trạch được xem là một cách thông báo, chào hỏi của gia đình mới đến với các vị thần linh trông coi ngôi nhà, vùng đất này. Để họ có thể viết được sự có mặt của bạn và che chở, phù hộ mang lại may mắn, bình an cho gia đình.

Các bước thực hiện lễ nhập trạch như thế nào?

Lựa chọn ngày nhập trạch phù hợp

Khi bạn chuyển nhà mới, đồng nghĩa với việc bạn sẽ thay đổi nơi sống, thay đổi phong thủy và những yếu tố khác. Chính vì vậy, để giảm những điều xui xẻo, không may mắn khi dọn vào ngôi nhà mới. Và để mang lại bình an hạnh phúc và sức khỏe cho gia đình bạn trong căn nhà mới, thì việc lựa chọn một ngày đẹp, phù hợp để nhập trạch là điều rất cần thiết. Ngày được lựa chọn là ngày phù hợp với mệnh của gia chủ, với tuổi, phong thủy. Để từ đó, có thể mang lại may mắn, và những điều tốt đẹp cho gia đình bạn.

Chuẩn bị lễ vật để cúng nhập trạch

Để có thể tiến hành cúng nhập trạch, thì bạn cần chuẩn bị những lễ vật cần thiết. Cụ thể, lễ vật cúng nhập trạch sẽ Gồm có 3 mâm (đĩa) chính. Đó là mâm (đĩa) hoa quả, mâm hương hoa và mâm thức ăn.

Nhập trạch là gì?

Mâm hoa quả: trong mâm hoa quả này gia chủ cần lựa chọn ít nhất 5 loại quả, có độ tươi, mới, tròn và đẹp. Sau khi mua về, cần rửa sạch và bầy lên đĩa, mâm quả một cách ngay ngắn.

Mâm hương hoa: Gồm lọ hoa tươi cúng nhà mới (hồng, cúc hoặc ly), cặp đèn cầy, nhang, trầu cau, vàng mã, 3 hũ nhỏ đựng muối, gạo và nước.

Mâm thức ăn: về mâm thức ăn thì tùy vào tập tục của từng gia đình. Mà họ có thể lựa chọn cúng đồ chay hoặc đồ mặn.

Văn khấn nhập trạch

Về văn khấn nhập trạch thì sẽ gồm có hai bài, một là bài khấn cho thần linh và bài khấn cho tổ tiên. Gia chủ hoặc người đại diện sẽ đọc bài khấn thần linh trước, rồi sau đó khấn bài khấn tổ tiên sau. Lúc khấn cần kết hợp cúng bái nghiêm trang để bày tỏ được sự thành kính của mình dành cho thần linh, tổ tiên.

Nhập trạch là gì?

Những điều cấm kỵ  và lưu ý cần nhớ khi thực hiện lễ nhập trạch?

Nếu sau này làm lễ nhập trạch, nhưng gia đình vẫn chưa dọn vào ở hẳn, thì gia chủ nên ở lại một đêm để hoàn thành việc báo cáo rằng có người sẽ vào ở.

Trong quá trình dọn vào nhà, mỗi thành viên đều phải tham gia và mang theo một vật dụng trong gia đình khi vào cửa.

Thời gian dọn vào nhà cúng nhập trạch nên lựa chọn vào buổi sáng, trưa hoặc chiều. Không nên lựa chọn buổi tối để dọn hoặc cúng.

Bài vị của thần Linh, tổ tiên cần được chính tay của gia chủ cầm vào trong nhà mới. Còn các vật dụng, của cải vật chất khác hết để các thành viên còn lại trong gia đình cầm vào.

Tuyệt đối nên tránh việc cãi vã to tiếng trong ngày nhập trạch. Đồng thời, nên cẩn thận tránh làm nổ bể ly, chén

Sau khi tiến hành lễ cúng nhập trạch, gia chủ nên làm lễ yết cáo. Rồi sau đó mới bắt đầu dọn đồ đạc vào nhà. Sau khi đã dọn xong thì cần cúng bái lạy tổ tiên một lần nữa.

Trấn nhà: Dùng đá phong thủy hợp mệnh hoặc tiền xu cho vào các hũ nhỏ, bọc vải đỏ và đặt ở các góc nhỏ khuất trong nhà.

Treo chuông gió: Chuông gió theo quan niệm dân gian sẽ có tác dụng luân chuyển không khí, xua tà khí, hút tài vận.

Thai phụ sẽ không được chuyển nhà vì điều này được xem là phạm vào thần thai, nếu bất đắc dĩ phải cho phụ nữ mang thai chuyển nhà thì nên dùng chổi mới quét lên mọi đồ đạc.

Nếu nhờ người dọn nhà thì tuyệt đối không được chọn người cầm tinh con cọp vì tuổi này có thể mang tới điều dữ, không lành khi về nhà mới.

Với những thông tin từ bài viết về nhập trạch là gì? Những thông tin cần biết về nhập trạch. Mong rằng, bạn đọc sẽ có cho mình những thông tin hữu ích về lễ nhập trạch. Từ đó, có thể chuẩn bị một lễ nhập trạch đúng và mang lại hiệu quả tốt cho việc cầu may mắn, bình an, hạnh phúc và thịnh vượng cho gia đình bạn khi dọn vào nhà mới. Để tìm hiểu thông tin về thủ tục nhập trạch và các vật phong thủy mang lại sức khỏe may mắn bình an cho ngôi nhà mới của bạn, bạn có thể vào trang Website Đồ Gỗ Mỹ Nghệ Nguyễn Gia để có được những bài viết mới và chi tiết nhất.

Mỹ nghệ Nguyễn Gia – Lưu giữ tinh hoa làng nghề Việt

Thông tin liên hệ:

Đồ gỗ mỹ nghệ Nguyễn Gia

Điện thoại - Zalo: 08.5555.1618 - 0968.830.758

Fanpage: Đồ gỗ mỹ nghệ Nguyễn Gia

Email: dogomynghenguyengia@gmail.com

Cửa hàng (Đỗ được ô tô):  Số 1 Ngõ Trạm y tế P. Kiến Hưng - Đa Sỹ - Kiến Hưng - Hà Đông - Hà Nội

Xưởng s/x 1: Tân Dân - Phú Xuyên - Hà Nội

Xưởng s/x 2: Chuyên Mỹ - Phú Xuyên - Hà Nội

Xưởng s/x 3: Hương Mạc - Từ Sơn- Bắc Ninh

Xưởng s/x 4: Nhị khê - Thường Tín - Hà Nội

Xưởng s/x 5: Dư Dụ - Thanh Oai - Hà Nội

Bài viết liên quan

Tìm kiếm